Hiện tại, có rất nhiều phong cách thiết kế khác nhau với những đặc điểm riêng biệt. Điểm chung duy nhất chính là tạo sự thoải mái và ấn tượng cho gia chủ trong chính ngôi nhà của họ. Tuy nhiên, có một phong cách thiết kế vô cùng độc đáo chính là Steampunk. Với đặc điểm kiến trúc tương đối chuyên biệt vậy làm thế nào mà phong cách này vẫn thu hút nhiều người đến vậy. Hãy cùng Threeplus khám phá tất tần tật về Steampunk trong bài viết dưới đây nhé.
1. Phong cách Steampunk là gì?
Steampunk là một dòng nhỏ của tiểu thuyết khoa học viễn tưởng và được lấy cảm hứng từ giai đoạn cách mạng công nghiệp tại Anh vào thời nữ hoàng Victoria. Bối cảnh của steampunk là thời hoàng kim của máy hơi nước tại nước Anh hoặc miền viễn Tây nước Mỹ. Nền tảng của steampunk được cho là các tiểu thuyết khoa học viễn tưởng của Jule Vernes, Philip Pullman, Stephen Hunt và China Miéville.

1.1. Nguồn gốc phong cách steampunk
Thuật ngữ “Steampunk” lần đầu tiên được đặt ra vào những năm 1980 bởi K. W. Jeter biểu trưng cho các thể loại truyện ông sáng tác và một số tác giả khác cùng thời, thậm chí cho cả những tác phẩm đã ra đời trước đó ở thập niên 1950s hay 1960s.

Sự khởi đầu của Steampunk bắt nguồn như một thể loại khoa học viễn tưởng, phân nhánh ra khỏi Cyberpunk vào những năm 80 và được đặt vào khoảng không – thời gian của thời đại Victoria nhưng trong một viễn cảnh hoàn toàn mới. Đó là một thế giới của công nghệ tiên tiến phát triển vượt xa so với thực tại: những con tàu bay lượn trên bầu trời bằng hơi nước, các nhà thám hiểm mặc phục trang được trang bị súng ống, những toa xe không ngựa kéo chở phụ nữ và các quý ông đi khắp các thành phố công nghiệp, máy thời gian cơ khí …

Kể từ đó Steampunk đã nở rộ và phát triển nhiều hơn việc chỉ là một nhánh nhỏ của nền văn học khoa học viễn tưởng. Có phim điện ảnh, tạp chí, và thậm chí cả các ban nhạc sản xuất âm nhạc Steampunk.
1.2. Đặc điểm phong cách Steampunk
Từ một thể loại tiểu thuyết, steampunk đã phát triển thành một nền văn hóa và thu hút không ít tín đồ. Nhắc đến steampunk là nhắc đến top hat, áo corset, kính goggles, bánh răng đồng hồ và những chạm trổ điêu khắc tinh tế. Còn có cả Gỗ, da, đồng và motif đối xứng. Đó thực sự như những nét điển hình nhất của một phong cách độc đáo.


2. Phong cách SteamPunk trong thiết kế nội thất
Thiết kế nội thất theo phong cách Steampunk là một thể loại linh hoạt và thú vị. Những đường viền bằng da, kim loại được bổ sung gọn gàng, mạnh mẽ nhưng vẫn thanh lịch, sang trọng. Những điều này khiến phong cách Steampunk vượt ra khỏi tất cả thuật ngữ kiến trúc thông thường. Tuy nhiên, steampunk trong thiết kế nội thất vẫn có những dấu ấn đặc trưng riêng

2.1. Màu sắc trong phong cách steampunk
Các màu sắc và các vật dụng trang trí trong nội thất theo chủ đề Steampunk thường có tông màu kim loại. Các gam màu đồng sẫm luôn được ưu ái sử dụng để tăng vẻ quý tộc. Trong một căn phòng với nhiều đồ vật trang trí thời Victoria thì tủ sách và tủ có tông màu kim loại để tổng thể được hòa hợp. Ngoài ra những màu như kem, nâu, đen hay xanh sẫm là ý tưởng tuyệt vời cho phong cách này


2.2. Chất liệu trong phong cách Steampunk
Chất liệu gỗ hay kim loại được tận dụng tối đa để tạo ra thiết kế mang âm hưởng phong cách Steampunk chuẩn nhất. Những thiết kế mô phỏng máy móc thường rất được yêu thích trong không gian này. Chất liệu da là một chất liệu quan trọng. Ta cũng có thể sử dụng những món đồ nội thất được tân trang lại hoặc để nguyên để có phần bụi bặm.
Xem thêm: Gam màu xám trong thiết kế nội thất
3. Phong cách Steampunk kết hợp phong cách cổ điển
Pub Heydon Origin là một trong những công trình tiêu biểu của Threeplus. Dự án Pub Heydon Origin của Threeplus đi theo phong cách Cổ điển – Steampunk – Victoria. Không gian 120m2 được hòa quyện bởi sự hiện đại, mới mẻ và nét hoài cổ. Điều này được thể hiện ở mọi khía cạnh của công trình, từ chất liệu, đến đường nét, và cả những đồ nội thất độc đáo mang dấu ấn khác biệt.

Ánh sáng trong không gian là ánh sáng điểm, nhấn vào từng chi tiết đặc biệt, tạo cho không gian cảm giác đôi chút huyền bí và quyến rũ. Ánh sáng vàng ấm tạo nên vẻ cổ điển, trong khi các điểm ánh sáng xanh, đỏ như những điểm nhấn mang nét hiện đại, trẻ trung.


Phần trần của không gian được buông đi rất nhiều, kết hợp cùng các tấm gương phản chiếu, làm không gian như được mở rộng ra. Mặt trần tựa làn nước tĩnh lặng và trong veo, nhưng ẩn sâu dưới làn nước ấy là cả một không gian huyền diệu và mới mẻ…